Luật là một ngành có phạm vi rất lớn. Đây không chỉ là ngành luật cơ bản mà còn có nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong đó có chuyên ngành luật và chuyên ngành luật kinh tế. Vậy 2 ngành này giống và khác nhau như thế nào, nên học luật hay luật kinh tế vẫn là câu hỏi của nhiều bạn trẻ.
Nội dung chính
Toggle1. Khái niệm về chuyên ngành luật và luật kinh tế
Trước khi biết được nên học ngành luật hay luật kinh tế thì chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về 2 chuyên ngành này nhé.
1.1 Chuyên ngành luật
Luật là ngành khoa học pháp lý. Chuyên ngành luật sẽ tập trung nghiên cứu pháp luật, thực tiễn pháp lý của đất nước và quốc tế. Đối với sinh viên chuyên ngành luật, các bạn sẽ được học những kiến thức về pháp luật như luật hình sự, luật hiến pháp, luật lao động, luật thương mại,…. Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành luật sẽ được học thêm kiến thức về chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế liên quan đến chuyên ngành luật.

1.2 Chuyên ngành luật kinh tế
Luật kinh tế là một ngành học có sự kết hợp giữa luật cùng các kiến thức về kinh tế – thương mại. Luật kinh tế là tổng hợp những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành với mục đích điều chỉnh quan hệ kinh tế phát sinh, tranh chấp trong các hoạt động kinh tế, đầu tư,… Luật kinh tế điều chỉnh 2 nhóm quan hệ chính là: quan hệ giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chủ thể doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó, Luật kinh tế còn có thể điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế nội bộ trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
2. Điểm khác nhau giữa chuyên ngành luật và luật kinh tế
Để có thể biết được nên học ngành luật hay luật kinh tế thì trước hết chúng ta cùng phân biệt những điểm khác nhau giữa hai chuyên ngành này. Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu rằng chuyên ngành luật được học về các quy định về pháp luật trong kinh doanh, đời sống, quản lý,.. còn chuyên ngành luật kinh tế sẽ học những kiến thức về pháp luật trong kinh doanh để xử lý các vấn đề trong hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp. Dưới đây chúng ta cùng phân tích cụ thể hơn.

2.1 Đối với chuyên ngành Luật
Chương trình học chính: Các bạn sẽ được học chủ đạo về luật pháp, được đào tạo về phán đoán sự việc, học các phương pháp như phương pháp xử lý một vấn đề; phương pháp vận dụng, cách thức giúp người dân hoặc cơ quan đơn vị xử lý vấn đề pháp luật,…
Kiến thức ngành chuyên sâu: sinh viên chuyên ngành Luật sẽ được học rất nhiều luật như: luật hành chính, luật lao động, luật dân sư, luật hình sự, luật đất đai, luật thương mại, luật hành chính,…
Bên cạnh loạt kiến thức chuyên sâu, các bạn sinh viên còn được học những kỹ năng mềm như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề,…
2.2 Đối với chuyên ngành Luật kinh tế
Chương trình học chính: Sinh viên ngành này sẽ được học chuyên sâu về luật kinh doanh thương mại, được đào tạo giải quyết, xử lý các tình huống trong các hoạt động kinh doanh, xử lý các vấn đề phát trong các hoạt động kinh doanh,….
Kiến thức ngành chuyên sâu: Các bạn học chuyên ngành Luật kinh tế sẽ được học luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh như: luật tài chính – ngân hàng, luật thương mại, luật cạnh tranh, luật lao động,…
Ngoài ra, các bạn sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế còn được học cách vận dụng quy định của pháp luật để tham gia tư vấn, bào chữa cho các đơn vị đang có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh
3. Học luật và luật kinh tế sẽ làm công việc gì?
Chắc hẳn, khi đưa ra câu hỏi nên học luật hay luật kinh tế là các bạn đang quan tâm đến vấn đề tìm việc làm sau khi ra trường. Vậy cơ hội nghề nghiệp của từng ngành khi tốt nghiệp sẽ như thế nào?
Đối với ngành Luật: Sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau tùy theo khả năng, năng lực cùng kinh nghiệm của mỗi người. Cùng tham khảo một số công việc phổ biến sau khi tốt nghiệp ngành luật:
- Thẩm phán, luật sư
- Chuyên viên tư vấn luật pháp làm việc tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Kiểm sát viên hoặc bộ phận pháp chế của một tổ chức, doanh nghiệp
- Làm trong các văn phòng luật hoặc công ty luật tư nhân
- Trở thành trợ giảng, giảng viên, công tác tại các trường đại học, cao đẳng,…
Đối với ngành Luật kinh tế: Ngành học này hiện tại xã hội đang có nhu cầu nhân lực rất lớn, cơ hội việc làm cũng rất cao. Sau khi tốt nghiệp bạn cũng không hề khó khăn để tìm kiếm một công việc như ý vì nhân sự ngành này đang trong thực trạng “ khan hiếm”. Bạn có thể tham khảo một số công việc có thể làm sau khi tốt nghiệp như:
- Chuyên viên pháp lý của doanh nghiệp, đảm nhận vai trò như soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh giữa các tổ chức, doanh nghiệp
- Làm việc tại tòa án hoặc viện kiểm sát,…
- Làm việc tại các văn phòng luật sư hoặc tại các công ty luật tư nhân
- Làm trợ giảng, giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng,…
4. Nên học luật hay luật kinh tế?
Khi đứng giữa sự lựa chọn ngành học, chắc hẳn câu hỏi nên học ngành luật hay luật kinh tế được rất nhiều bạn đặt ra. Bởi mỗi lựa chọn của hiện tại sẽ quyết định bạn là ai, bạn như thế nào trong tương lai. Chính vì vậy, có thể nói sự lựa chọn này cũng vô cùng quan trọng.
Như ở trên các bạn đã tìm hiểu,ở trên, cho dù bạn học luật hay luật kinh tế thì cũng sẽ đều được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm trong quá trình học. Sau khi tốt nghiệp thì cơ hội việc làm cũng đa dạng tương đương nhau.
Tùy theo sở thích và đam mê của mỗi người mà các bạn có thể chọn và định hướng nghề nghiệp cho mình. Đối với chuyên ngành luật kinh tế, các bạn Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải có khả năng tư duy, logic trong lĩnh vực kinh doanh.
Còn đối với ngành Luật, các bạn sẽ làm được nhiều lĩnh vực hơn. Không chỉ làm được việc trong hoạt động kinh doanh mà còn làm những công việc thuộc lĩnh vực liên quan đến đời sống và luật pháp của nhà nước.
Như vậy,, chắc các bạn cũng đã tự có câu trả lời : “Nên học ngành luật hay luật kinh tế?” rồi đúng không nào. Hãy nghe theo sở thích, đam mê, mong muốn và khả năng, sở trường của bản thân mình để có thể lựa chọn cho mình ngành học phù hợp nhất.

5. Học luật và luật kinh tế trường nào là tốt nhất?
Khi lựa chọn ngành Luật và Luật kinh tế để theo học, chắc hẳn các bạn cũng sẽ tìm hiểu các trường đại học đào tạo tốt nhất, có uy tín, chuyên môn và hiệu quả giảng dạy cao nhất. Bạn có thể tham khảo các trường đào tạo ngành luật hàng đầu cả nước như:
- Đại học Luật Hà Nội
- Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Công đoàn
- Đại học Nội vụ
- Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Kiểm sát Hà Nội
Ngoài các chương trình hệ chính quy tại các trường đại học, bạn có thể tham khảo thêm hệ đào tạo từ xa ngành luật và luật kinh tế của nhiều trường đại học. Nếu như bạn muốn theo đuổi ngành luật kinh tế, bạn có thể theo học hệ từ xa của các trường:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Thái Nguyên
- Đại học Mở Hà Nội
Còn nếu bạn muốn học theo chuyên ngành luật hệ từ xa thì trường Đại học Mở cũng đã cho ngành này vào chương trình đào tạo.
Nên học luật hay luật kinh tế thì chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Chọn ngành học, chọn trường học là những yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, dù chọn ngành nào, trường nào, hệ chính quy hay hệ từ xa đi chăng nữa, thì yếu tố tiên quyết để thành công là bạn cần phải không ngừng nỗ lực, chăm chỉ và không ngừng cố gắng.
Luôn đồng hành cùng bạn đi tới thành công, Tuyển sinh online sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ để bạn có thể chọn được ngôi trường phù hợp nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!