Hiện nay, với xu hướng nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng càng ngày càng được coi trọng. Xây dựng được coi là một bộ phận nòng cốt trong mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia. Nó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện mỹ quan đô thị và hiệu suất sản xuất của các nhà máy. Chính vì lẽ đó, xây dựng là một phần không thể thiếu của mỗi quốc gia.
Vậy kỹ thuật xây dựng là gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp như thế nào? Bạn sẽ học gì trong ngành Kỹ thuật xây dựng? Cùng tìm hiểu với Tuyensinhonline trong bài viết này!
Nội dung chính
ToggleNgành Kỹ thuật xây dựng là gì?
Khối ngành Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực của kỹ thuật liên quan đến lập kế hoạch, xây dựng và bảo trì các cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng bao gồm đường bộ, cầu, cảng biển, sân bay, cầu cống, nhà ga, cao ốc, toà nhà lớn hay đập, hồ chứa nước, công trình trên biển…
Các dự án xây dựng thường đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật và những nguyên tắc quản lý, kinh tế học, thủ tục kinh doanh, luật pháp và những mối quan hệ được ký kết giữa các bên trong dự án. Các kiến thức và kỹ năng sẽ giúp người học có cái nhìn đa chiều về các lĩnh vực trong xây dựng, từ đó đưa ra được cách thực hiện tốt nhất cho mỗi dự án cũng như phương pháp để xử lý được các vấn đề gặp phải trong quá trình thi công.
Những công việc như khảo sát mặt bằng, địa chất, vị trí công trình sẽ là những công việc mà một kỹ sư xây dựng sẽ phải đảm nhiệm. Thêm vào đó, kỹ sư tham gia vào công đoạn kiểm soát và đảm bảo chất lượng của công trình đang được thi công cũng như thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công và thiết kế sơ bộ. Họ cũng đảm nhận thêm một số vai trò như là người đưa ra lời khuyên, tư vấn cho việc bài trí và thiết kế sao cho phù hợp với môi trường, địa lý và các vấn đề khác liên quan đến chủ đất. Kỹ sư cũng tiến hành giám sát, kiểm tra chất lượng bê tông vật liệu, đồng thời lập và theo dõi tiến độ dự án, đảm bảo việc thi công sẽ đạt kịp như tiến độ ban đầu đề ra.
Học gì trong Kỹ thuật xây dựng?
Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật xây dựng được trang bị các kiến thức cơ sở, nền tảng như toán ứng dụng, cơ học kỹ thuật, các lý thuyết thiết kế, xây dựng, thuỷ văn, kết cấu xây dựng; địa chất xây dựng, kỹ thuật cấp thoát nước, kết cấu bê tông, kỹ thuật thi công, các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ việc thiết kế, thẩm định, giám sát và tổ chức thi công dự án,…
Hơn nữa, những kỹ năng nghề nghiệp, thực hành tay nghề và kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này cũng được nhà trường chú trọng đào tạo như:
– Thiết kế được các bản vẽ xây dựng dân dụng và công nghiệp.
– Lập các phương án thiết kế và tổ chức thực hiện được các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dùng trong thiết kế, quản lý công trình xây dựng.
– Sử dụng thành thạo tối thiểu một ngoại ngữ tương đương bậc 3 để làm việc, học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
– Có khả năng cộng tác và làm việc theo nhóm một cách chuyên nghiệp.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của cử nhân ngành Kỹ thuật xây dựng
Ở một quốc gia đang phát triển, kiến thiết như Việt Nam thì xây dựng luôn là một lĩnh vực luôn không bao giờ hết hot, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động – dù là lao động phổ thông hay người có trình độ chuyên môn cao. Nếu như bạn đang băn khoăn việc học ngành kỹ thuật xây dựng có dễ xin việc không thì câu trả lời là có, miễn sao bạn có thành tích học tập tốt, chăm chỉ và có tinh thần cầu tiến đối với việc làm, luôn luôn không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ của bản thân.
Các nhà tuyển dụng sẽ thường đề ra nhiều những tiêu chí khắt khe, đòi hỏi gắt gao về ứng viên trong mỗi đợt tuyển dụng nhân viên chính thức. Ngoài việc có tấm bằng cử nhân kỹ thuật xây dựng thì học viên cũng cần có kinh nghiệm đi làm, từng thực tập. Và bạn cũng cần cố gắng và nỗ lực, chủ động tìm kiếm các cơ hội cho bản thân. Như vậy thì sau này khi ra trường bạn cũng sẽ dễ tìm việc hơn và gia tăng cơ hội ứng tuyển và thành công.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng có thể làm việc tại các công ty tư vấn về xây dựng, thi công xây dựng dự án hoặc tự lập các công ty riêng về thiết kế, giám sát, lập dự án hoặc làm việc tại các ban quản lý dự án xây dựng. Cụ thể:
– Kỹ sư triển khai, thi công: tiến hành triển khai, thi công dự án xây dựng, công trình, dự án của công ty, doanh nghiệp.
– Kỹ sư giám sát chuyên thẩm định, giám sát, kiểm tra chất lượng công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty về xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như.
– Kỹ sư kiểm soát chất lượng tại các công trình xây dựng, thi công dự án tại các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước.
– Chuyên viên khảo sát, lập dự toán, thiết kế thi công, thẩm tra dự toán tại các tổng công ty, tập đoàn xây dựng.
– Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về xây dựng.
Học ngành Kỹ thuật xây dựng ở Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên?
Trước nhu cầu nhân lực ngày càng lớn của ngành Kỹ thuật xây dựng trong nước, hiện trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Thái Nguyên đang tuyển sinh ngành Kỹ thuật xây dựng hệ đào tạo đại học từ xa. Đại học Kỹ thuật Công nghiệp với chất lượng giảng dạy thuộc TOP đầu cả nước, với đội ngũ giảng viên đều là các thạc sĩ, giáo sư, nghiên cứu sinh dày dặn kinh nghiệm được đào tạo trực tiếp ở các trường đại học lớn ở nước ngoài, sẽ truyền thụ cho học viên những kiến thức chuyên sâu nhất về chuyên ngành giúp sinh viên tự tin hơn trong quá trình áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn.
Tìm hiểu về trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp: www.tuyensinh-tnut.edu.vn
Tìm hiểu về hệ đào tạo từ xa: Chương trình đào tạo đại học từ xa
Trên đây là những thông tin về ngành Kỹ thuật xây dựng dành cho thí sinh yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này. Mong bài viết của Tuyển sinh online sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành cũng như đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho bản thân trong tương lai!