Quản trị kinh doanh là gì? Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?” chắc hẳn là một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn bởi đây là một ngành học phổ biến và luôn thu hút một lượng lớn sinh viên theo học. Hôm nay, cùng Tuyển Sinh Online đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này ngay nhé!

1.Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Ngành quản trị kinh doanh là gì?
Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Ngành quản trị kinh doanh là một trong những ngành học đa dạng và phổ biến nhất hiện nay, đóng một vị trí quan trọng trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo và quản lý tương lai. Ngành học này không chỉ cung cấp kiến thức về cách quản lý và điều hành doanh nghiệp mà còn yêu cầu nhiều kĩ năng liên quan như phân tích tình hình kinh doanh, đề xuất chiến lược và giao tiếp hiệu quả.

Một đặc trưng lớn của ngành quản trị kinh doanh đó là sự đa dạng về chủ đề và phương pháp tiếp cận. Các môn học trong ngành này thường bao gồm khá nhiều lĩnh vực như quản trị tiếp thị, quản lý nhân sự, tài chính, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý chiến lược. Mỗi một lĩnh vực đều có một bộ kiến thức và kĩ năng cụ thể, giúp sinh viên có thể có được cái nhìn tổng quát về quản lý tài chính doanh nghiệp.

2.Các tố chất cần có để học quản trị kinh doanh 

Các tố chất cần có để học quản trị kinh doanh
Các tố chất cần có để học quản trị kinh doanh

2.1.Có đam mê với học tập và công việc

Thực sự đây không chỉ là tố chất dành riêng cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh mà là tố chất dành cho sinh viên theo học ở tất cả các ngành nghề. Chỉ cần bạn có đủ sự yêu thích, đam mê với những thứ mình đang học và đang làm thì tự khắc kiến thức sẽ được tiếp thu nhanh, đem lại hiệu suất cho cả học tập và công việc. Vì vậy, dù có học Quản trị kinh doanh hay không thì yếu tố này cũng vô cùng quan trọng.

2.2.Khả năng làm việc theo đội nhóm

Làm việc nhóm là một kĩ năng vô cùng quan trọng, đặc biệt trong môi trường công sở. Đa phần các công việc sẽ phải hoàn thiện cùng với đội nhóm, tuy nhiên cũng có một vài công việc có thể hoàn thành theo cá nhân. Mặc dù vậy, đối với riêng ngành quản trị kinh doanh, khối lượng công việc phải hoàn thành theo nhóm là rất lớn và kết quả của kỹ năng làm việc nhóm ảnh hưởng rất lớn tới thành công một dự án. Việc của người làm quản trị ở đây là sẽ phải phân công công việc phù hợp với từng thành viên để đảm bảo mọi thứ diễn ra trôi chảy, hiệu quả nhất.

2.3.Kỹ năng giao tiếp, đối ngoại

Một kỹ năng không thể thiếu trong lĩnh vực kinh doanh nói chung và người làm quản trị nói riêng đó chính là kỹ năng giao tiếp. Nếu bạn có một dự án hay nhưng không có khả năng giao tiếp với khách hàng, làm mất lòng khách hàng thì tới 90% dự án này sẽ không thành công. Chính vì vậy, trong quá trình học Quản trị kinh doanh ở bậc đại học, sinh viên sẽ được trau dồi, bổ sung kiến thức cũng như những kĩ năng như giao tiếp, đối ngoại này.

3.Học Quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?
Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Một số ngành nghề mà sinh viên có thể tham khảo sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh như:

3.1.Nhân viên kinh doanh 

Nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ đề xuất những chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội và thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận cho công ty/ doanh nghiệp. Nhân viên kinh doanh sẽ thực hiện các hoạt động như tiếp thị sản phẩm, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng tiềm năng.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng tìm được công việc do yêu cầu nhân sự liên tục 
  • Có thể mở rộng các quan hệ do làm việc trực tiếp với khách hàng
  • Học hỏi, trau dồi từ kiến thức chuyên môn tới kỹ năng mềm 

Thách thức:

  • Áp lực doanh số, KPI
  • Dễ bị đào thải
  • Lương không ổn định, lương cứng tương đối thấp

Cơ hội thăng tiến: Trưởng nhóm, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc kinh doanh…

Mức lương trung bình: 3-9 triệu đồng/ tháng + % hoa hồng

3.2.Chuyên viên marketing

Công việc chính của chuyên viên marketing là lập kế hoạch dựa trên những nghiên cứu về thị trường, xác định hướng tiếp thị sản phẩm hiệu quả để nâng cao nhận thức thương hiệu với khách hàng, từ đó tăng doanh số bán hàng. Công việc của vị trí này bao gồm: nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch marketing, sáng tạo nội dung, đo lường độ hiệu quả của chiến dịch quảng cáo

Ưu điểm:

  • Làm việc trong môi trường năng động và sáng tạo
  • Gây dựng được nhiều mối quan hệ mới 
  • Cơ hội nghề nghiệp đa dạng, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số phát triển
  • Lương trung bình cao

Thách thức:

  • Cần nguồn ý tưởng dồi dào, hấp dẫn và đổi mới
  • Luôn cập nhập xu hướng thị trường
  • Áp lực doanh số

Cơ hội thăng tiến: Trưởng nhóm, Chuyên viên marketing cấp cao, Trưởng phòng marketing, Giám đốc marketing.

Mức lương trung bình: 7-30 triệu đồng/tháng

3.3.Chuyên viên tài chính, kế toán

Công việc chính của chuyên viên tài chính, kế toán là quản lý và kiểm soát dòng tiền của công ty, lập báo cáo tài chính và thực hiện các công việc theo đúng với yêu cầu của pháp luật. Một số công ty, doanh nghiệp sẽ yêu cầu thêm về nghiệp vụ dự báo tài chính và tư vấn các vấn đề về thuế, bảo hiểm.

Ưu điểm:

Cơ hội việc làm tốt, mức lương tương đối ổn định 

Có thể dự đoán tình hình tài chính tương lai do có lộ trình thăng tiến khá cụ thể, rõ ràng

Đa dạng môi trường làm việc: từ doanh nghiệp tư nhân tới công ty nhà nước.

Thách thức:

Cần có chứng chỉ chuyên môn và giấy phép hành nghề có liên quan

Đòi hỏi sự tỉ mỉ cùng kiến thức chuyên môn cao 

Công việc tiếp xúc với nhiều con số, dễ nhầm lẫn, stress và nhàm chán 

Cơ hội thăng tiến: Kế toán kho, kế toán nội bộ, Kế toán trưởng, Kế toán viên cao cấp, trưởng phòng, giám đốc tài chính…

Mức lương trung bình: 7-50 triệu đồng/ tháng

Thông qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã có thêm nhiều hiểu biết về ngành học Quản trị kinh doanh và trả lời được câu hỏi: “Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì?”. Nếu các bạn có nhu cầu về học Quản Trị Kinh Doanh Từ Xa, đừng ngần ngại mà hãy vào ngay trang web của Tuyển sinh Online để tham khảo chương trình học này tại các trường đại học top đầu toàn quốc. Tuyển Sinh Online hy vọng bài viết hữu ích và chúc các bạn thành công trên con đường mình đã chọn! 

 

 

0/5 (0 Reviews)

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

Form đăng ký nhận tư vấn

Đơn giản chỉ với 3 phút hoàn thành form đăng kí

All in one