Hiện nay, nền kinh tế – xã hội đang có những bước tiến vượt bậc và luôn được nhà nước quan tâm, đầu tư, thúc đẩy phát triển. Những ngành kinh tế ngày càng trở nên có sức hấp dẫn với các bạn trẻ bởi giúp họ năng động, chủ động, có nhiều cơ hội hội nhập với thế giới. Đồng thời, các ngành kinh tế cũng hứa hẹn mang đến nguồn thu nhập tốt hơn so với một số ngành nghề khác. Vậy con gái có nên học kinh tế hay không?
Nội dung chính
Toggle1. Đôi nét về ngành kinh tế
Trước khi biết được con gái có nên học kinh tế hay không thì chúng ta cần hiểu rõ ngành kinh tế là gì?
Ngành kinh tế là một ngành học về tất cả những lĩnh vực hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, giao thương, logistics, dịch vụ giữa các cá thể, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, công ty, người tiêu dùng,… trong nước hoặc giữa các quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, ngành kinh tế cũng là một ngành học rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhiều ngành nghề khác như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, xã hội học, dịch vụ,…
Ngành kinh tế là một ngành trọng điểm đặc biệt quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngành kinh tế cũng được coi như một mạng lưới toàn cầu với nhiều ngành nghề trong đó, các hoạt động kinh tế cũng được liên kết chặt chẽ với nhau một cách thống nhất. Do đó một quốc gia muốn phát triển mạnh nền kinh tế thì việc đào tạo và bồi dưỡng những thế hệ tài năng học ngành kinh tế là vô cùng cần thiết và quan trọng.
2. Con gái có nên học kinh tế không?
Con gái có nên học kinh tế hay không đang là thắc mắc của nhiều bạn trẻ khi nền kinh tế đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và thị trường lao động cũng dần trở nên phong phú, đa dạng. Với nhu cầu được tiếp cận kiến thức, phát triển kỹ năng và khẳng định bản thân, không ít chị em phụ nữ đã và đang dành được những vị trí quan trọng, chủ chốt trong lĩnh vực kinh tế cũng như nhiều ngành nghề khác. Những biểu hiện thực tế này phần nào đã là đáp án cho câu hỏi “Con gái có nên học kinh tế không?”
3. Con gái phù hợp với ngành kinh tế nào?
Nếu như bạn vẫn đang phân vân không biết con gái có nên học kinh tế hay không thì có thể tham khảo top 4 ngành kinh tế cực kỳ phù hợp với phái nữ dưới đây:
3.1 Ngành Tài chính
Tài chính là một ngành học nghiên cứu về lĩnh vực quản lý, phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính của tổ chức, cá nhân. Ngành này sẽ bao gồm các kiến thức liên quan đến hoạt động kinh tế, ngân hàng, tiền tệ, kế toán, kiểm toán.
Những lý do những bạn nữ nên theo học ngành tài chính:
- Khả năng tư duy logic, nhạy bén: Ngành Tài chính đòi hỏi sinh viên phải có khả năng tư duy logic, nhạy bén để phân tích số liệu, đưa ra quyết định tài chính hiệu quả. Đây là những tố chất vốn có của nữ giới.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục: Ngành Tài chính đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt để đàm phán với đối tác, khách hàng, nhà đầu tư. Đây cũng là một trong những điểm nổi bật của nữ giới.
- Khả năng làm việc ở môi trường cạnh tranh: Ngành Tài chính là một ngành cạnh tranh cao. Do đó, sinh viên cần có khả năng làm việc ở môi trường cạnh tranh, sẵn sàng đối mặt với thử thách.
Con gái tốt nghiệp ngành Tài chính có thể tự tin làm việc tại vị trí như:
- Chuyên viên tài chính doanh nghiệp
- Chuyên viên tài chính ngân hàng
- Chuyên viên tài chính công
- Chuyên viên tài chính quốc tế
⌊ Xem thêm: Đại học từ xa ngành tài chính ngân hàng
3.2 Ngành Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh là một ngành học kết hợp giữa kinh tế và quản lý. Qua đó sẽ đào tạo sinh viên trở thành những nhà quản trị doanh nghiệp toàn diện sau này. Ngành này bao gồm các kiến thức nền tảng về lĩnh vực kinh tế, marketing, kế toán, nhân sự, tài chính cũng như các kiến thức chuyên sâu về quản trị như lãnh đạo, hoạch định, tổ chức, kiểm soát. Vậy thế mạnh giúp các bạn nữ phù hợp với ngành quản trị kinh doanh là gì?
- Khả năng tư duy logic và nhạy bén: Ngành Quản trị kinh doanh đòi hỏi các bạn sinh viên phải có khả năng tư duy nhạy bén và logic để có thể phân tích thị trường, đưa ra những quyết định kinh doanh hiệu quả. Đây là những tố chất vốn có của nữ giới.
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục: Ngành Quản trị kinh doanh đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục tốt để đàm phán với đối tác, khách hàng, nhân viên. Đây là cũng là một thế mạnh của nữ giới.
- Khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh cạnh tranh: Quản trị kinh doanh là ngành mang tính cạnh tranh cao. Chính vì vậy, sinh viên cần có phản xạ tốt với môi trường cạnh tranh và sẵn sàng đối mặt với thử thách.
Con gái khi tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh có thể tham gia làm việc tại các vị trí như:
- Quản lý kinh doanh
- Quản lý tài chính
- Quản lý marketing
- Quản lý nhân sự
- Quản lý sản xuất
⌊ Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì
3.3 Ngành Kế toán
Kế toán là ngành học chuyên nghiên cứu, thu thập và xử lý, cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính của một công ty, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp,… dưới hình thức của các báo cáo kế toán. Ngành học này sẽ bao gồm những kiến thức về nguyên lý kế toán, hệ thống kế toán, kế toán quản trị, kế toán tài chính,…
Khi được đưa ra câu hỏi “con gái có nên học kinh tê không?” thì chắc chắn câu trả lời là có và kế toán sẽ là một trong những gợi ý hàng đầu bởi những lý do sau:
- Khả năng quan sát và sự tỉ mỉ: Ngành Kế toán luôn đòi hỏi các bạn sinh viên phải có kỹ năng quan sát tốt và khả năng tính toán chính xác, tỉ mỉ. Điều này đối với nữ giới là một lợi thế rất lớn.
- Khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm: Ngành Kế toán đòi hỏi các bạn sinh viên cần phải có khả năng làm việc độc lập và kỹ năng phối hợp tốt với đồng nghiệp. Với những bạn nữ thì đây không phải là vấn đề đáng lo ngại.
- Khả năng thích nghi với môi trường công sở: Ngành Kế toán luôn đòi hỏi tính chuyên nghiệp và kỷ luật rất cao. Do đó, sinh viên cần đảm bảo có khả năng thích ứng với môi trường công sở, tuân thủ làm việc theo giờ giấc và quy định.
Con gái tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán có thể tham gia ứng tuyển tại các vị trí:
- Kế toán tổng hợp
- Kế toán thuế
- Kế toán kho
- Kế toán thanh toán
- Kế toán dự án
- Kiểm toán viên
⌊ Xem thêm: Có Nên Học Kế Toán Không? Công Việc Cần Làm Của Ngành Kế Toán
3.4 Ngành Luật kinh tế
Luật kinh tế là ngành một học kết hợp giữa kiến thức pháp luật và kinh tế. Ngành học này hướng tới việc đào tạo sinh viên trở thành những luật sư, những chuyên gia tư vấn pháp lý trong lĩnh vực kinh tế. Ngành luật kinh tế sẽ bao gồm các kiến thức nền tảng về lĩnh vực kinh tế cùng các kiến thức pháp luật về kinh doanh.
Ngành Luật kinh tế luôn có xu hướng phù hợp với nữ bởi những lý do sau:
- Kỹ năng tư duy logic, nhạy bén: Ngành Luật kinh tế sẽ đòi hỏi các bạn phải có khả năng tư duy logic, kỹ năng xử lý các vấn đề nhạy bén. Từ đó có thể giải quyết những vấn đề kinh tế, pháp lý phức tạp.
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục: Ngành Luật kinh tế luôn yêu cầu những người theo học phải có kỹ năng giao tiếp,đàm phán và thuyết phục tốt để có thể thỏa thuận, giải quyết tranh chấp.
Sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, các bạn có thể đảm nhận các công việc như:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý về kinh tế
- Luật sư chuyên ngành luật kinh tế
- Chuyên viên tư vấn về sáp nhập hoặc mua lại
- Giảng viên bộ môn Luật kinh tế tại các trường Cao đẳng và Đại học
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học chất lượng đưa các ngành kinh tế vào trong chương trình đào tạo theo cả hình thức chính quy và chương trình đào tạo từ xa. Trong đó có thể kể đến những trường uy tín nhất như:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Tài chính
- Đại học Thái Nguyên
- Trường Đại học Mở Hà Nội
⌊ Xem thêm: Học Luật Kinh Tế Có Khó Không? Cơ Hội Sau Khi Tốt Nghiệp Ra Sao?
Hiện hình thức đào tạo đại học từ xa ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Với những người đã đi làm thì đây càng là một lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chương trình đào tạo từ xa với những ngành kinh tế đang cực kỳ hot, nhưng vẫn đang lo lắng không biết con gái có nên học kinh tế không và học ngành nào sẽ phù hợp nhất thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Tuyển sinh online. Đội ngũ tuyển sinh của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các bạn về mọi mặt, giúp các bạn lựa chọn tìm được ngành nghề cũng như đơn vị đào tạo phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân cũng như xu hướng của xã hội.