Học luật kinh tế có khó không? Cơ hội sau khi tốt nghiệp ra sao?

Luật kinh tế đang là một trong những ngành học có nhiều tiềm năng và có cơ hội phát triển, thăng tiến. Chính vì vậy mà ngành học này thu hút được rất nhiều bạn trẻ tìm hiểu. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều bạn đang lo lắng không biết học luật kinh tế có khó không. Vậy hãy cùng Tuyển sinh online tìm hiểu nhé. 

Ngành luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ phát sinh diễn ra trong quá trình tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước và trong sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh. Những điều khoản về luật kinh tế này đều do nhà nước ban hành.

Luật kinh tế sẽ có phạm vi điều chỉnh rộng rãi, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Cụ thể như:

  • Luật thương mại: Điều chỉnh về vấn đề các quan hệ mua bán, dịch vụ, trao đổi hàng hóa, giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
  • Luật doanh nghiệp: Điều chỉnh về các quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhà nước và giữa các doanh nghiệp với nhau.
  • Luật cạnh tranh: Điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong hoạt động kinh doanh.
  • Luật đầu tư: Điều chỉnh về các quan hệ đầu tư giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
  • Luật kinh tế quốc tế: Điều chỉnh về các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia.

Qua đó chúng ta có thể thấy được rằng, Luật kinh tế được ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại cũng như để đảm bảo quy trình hoạt động của doanh nghiệp trong việc trao đổi, giao thương ở cả trong nước và quốc tế. Vậy học luật kinh tế có khó không?

Học luật kinh tế có khó không?

Luật kinh tế là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật được ban hành bởi nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế được phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý. Vậy nên, các bạn học luật kinh tế cần phải biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng từ lý thuyết đến đến thực tiễn đề có thể tiếp nhận được toàn bộ những gì được truyền đạt từ ngành luật này.

Học luật kinh tế có khó không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau tùy thuộc vào tố chất của người học cũng như đơn vị đào tạo như:

Năng lực, tố chất của bản thân người học

Người học luật kinh tế cần phải có những tố chất cũng như kỹ năng sau: 

  • Sáng tạo, năng động, có bản lĩnh
  • Cẩn thận, khách quan, công bằng và trung thực
  • Có trí nhớ tốt
  • Ngoại ngữ tốt
  • Có hứng thú với lĩnh vực thương mại, kinh tế
  • Có tư duy phân tích, suy luận, phản biện và khả năng giao tiếp, diễn đạt tốt để có thể trình bày những lập luận, chính kiến, lý lẽ của mình một cách lưu loát, trôi chảy, sắc sảo, thuyết phục.

  • Đặc biệt các bạn cần phải thực sự có niềm đam mê với công việc của mình. Bởi bên cạnh những giá trị về vật chất được nhận lại, các, bạn còn học được rất nhiều điều từ công việc thực tế. Chẳng hạn như bài học về nhân đức, lương tâm nghề nghiệp, về phong cách, phong thái và giá trị của bản thân mình,…

Cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy của đơn vị đào tạo

Tại những trường đại học được trang bị cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ giảng viên giỏi, tâm huyết, giàu kinh nghiệm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn có thể học tập và phát triển bản thân

Phương pháp học tập phù hợp

Các bạn cần tự xây dựng cho mình một phương pháp học tập phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa học lý thuyết và thực hành. Bên cạnh đó thường xuyên luyện tập, thực hành để có thể nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn.

Có nên học ngành luật kinh tế hay không?

Vì nhiều bạn còn thắc mắc không biết học luật kinh tế có khó không nên vẫn phân vân có nên học ngành này hay không. Ngành luật kinh tế được đánh giá là một ngành có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Nếu các bạn có đủ đam mê, năng lực, sự kiên trì và cố gắng thì chắc chắn ngành này sẽ mang lại cơ hội việc làm mở rộng cùng mức lương hấp dẫn sau này. Cùng điểm qua một số ưu nhược điểm của ngành để biết được có phù hợp với bản thân không và có nên học ngành này hay không nhé. 

Ưu điểm:

Khi theo học ngành luật kinh tế, các bạn không chỉ được đào tạo chung những kiến thức về ngành luật mà còn được đào tạo chuyên sâu kiến thức pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế, thương mại cả trong và ngoài nước. Với việc nền kinh tế mở cửa hội nhập như hiện nay, doanh nghiệp dù hoạt động trong tất cả mọi lĩnh vực đều không thể thiếu bộ phận pháp lý để có thể tư vấn, tham mưu cho doanh nghiệp. Khi am hiểu rõ về các kiến thức hành lang pháp lý cùng các vấn đề về chính sách kinh tế của nước mình và thế giới sẽ là cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho các bạn học ngành luật kinh tế.

Với các bạn tốt nghiệp ngành Luật kinh tế sẽ có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như:

  • Chuyên viên lập pháp
  • Chuyên viên hành pháp
  • Chuyên viên pháp lý cho doanh nghiệp
  • Tư pháp
  • Giảng dạy, nghiên cứu về luật kinh tế…

Nhược điểm: 

Luật kinh tế là một ngành có lượng kiến thức chuyên sâu rất lớn đòi hỏi các bạn cần phải có sự nỗ lực, chăm chỉ, kiên trì. Do đó, khi học ngành này sẽ có một số nhược điểm như sau:

Trong quá trình học ngành luật kinh tế, các bạn có thể sẽ phải đối mặt với một số khó khăn như sau:

Khối lượng kiến thức lớn và phức tạp: Ngành luật kinh tế có phạm vi điều chỉnh rộng, với nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Như vậy sẽ đòi hỏi các bạn học viên phải nắm vững các kiến thức về chuyên ngành luật cũng như kiến thức về các lĩnh vực khác nhau của ngành kinh tế.

Sự phát triển nhanh chóng và sự thay đổi các quy định pháp luật: Các quy định pháp luật về lĩnh vực kinh tế luôn được thay đổi, cập nhật theo tùy theo tình hình thực tế và xu hướng phát triển của xã hội. Từ đó đòi hỏi các bạn phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới.

Yêu cầu về kỹ năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp: Ngành luật kinh tế đòi hỏi các bạn cần phải có khả năng phân tích, khả năng tư duy logic, khả năng tổng hợp tốt để có thể giải quyết các tình huống phát sinh trong kinh doanh.

Cơ hội việc làm sau khi ra trường của ngành luật kinh tế

Ngành luật kinh tế vốn được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng, chính vì vậy, có hội việc làm sau khi ra trường của ngành này cũng rất lớn. Các bạn có thể đảm nhiệm một số công việc tại các cơ quan như:

Luật sư tại các văn phòng Luật 

Sau khi hoàn thành chương trình học ở trường đại học, nếu muốn trở thành một luật sư, các bạn cần thao giai thêm một khóa luật sư tại Học viện Tư pháp. Khi học xong khóa học này, các bạn cần thực tập tại văn phòng luật khoảng 1 năm và thi lấy chứng chỉ luật sư. Sau khi nhận được chứng chỉ luật sư, các bạn có thể bắt đầu phát triển sự nghiệp của mình. Nếu các bạn muốn tập trung phát triển ở  lĩnh vực kinh tế, các bạn có thể chọn những văn phòng Luật chuyên phụ trách các vụ án luật bản quyền, tranh chấp kinh tế, các thương vụ mua bán, sáp nhập hoặc làm việc tại các ngân hàng chuyên đầu tư và các quỹ đầu tư.

Pháp chế tại các doanh nghiệp

Đây cũng là một sự lựa chọn lý tưởng của nhiều cử nhân luật bởi làm pháp chế tại các doanh nghiệp, các bạn không bắt buộc phải học tại Học viện Tư pháp mà có thể ứng tuyển ngay vào doanh nghiệp hoặc các công ty.

Hiện nay, không chỉ những tập đoàn lớn mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã có phòng pháp chế riêng, nhằm đảm bảo có thể quản lý các hoạt động kinh doanh một cách chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật và kiểm soát – hạn chế tối đa các rủi ro về phương diện pháp lý. 

Các bạn có thể ứng tuyển vào vị trí pháp chế ở các tập đoàn bất động sản, ngân hàng,công ty công nghệ, quỹ đầu tư, công ty dịch vụ kế toán – kiểm toán – thuế,… Nhân viên thuộc bộ phận pháp chế có trách nhiệm biên soạn, hoàn thiện văn bản, hợp đồng, hồ sơ, giấy tờ pháp lý nhằm xây dựng quy trình, hoàn thiện khung pháp lý của tổ chức, chuẩn bị tài liệu, tư vấn cho  doanh nghiệp khi có tranh chấp về pháp luật với các bên khác.

Có thể nói ngành luật kinh tế là một ngành có nhiều ưu điểm cũng như nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai. Tuy nhiên, học luật kinh tế có khó không còn phụ thuộc vào năng lực cùng sự nỗ lực rất lớn từ người học.

Các bạn có thể tham khảo chương trình đại học từ xa chuyên ngành luật kinh tế chất lượng và uy tín nhất tại:

  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Mở Hà Nội

Cần tư vấn, hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ ngay với Tuyển sinh online hoặc để lại thông tin phía dưới, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.

0/5 (0 Reviews)

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN