Học tại chức đang được coi là một chương trình đào tạo được nhiều người lựa chọn từ trước tới nay. Hệ đào tạo này được triển khai phần lớn nhằm tạo cơ hội cho những người đã đi làm và muốn tiếp tục học lên cao. Vậy các bạn đã hiểu rõ học tại chức là gì và có nên học tại chức hay không?
Nội dung chính
Toggle1. Đại học tại chức là gì?
Trước khi có câu trả lời rằng có nên học tại chức hay không, chúng ta cần hiểu rõ về chương trình đại học tại chức. Đây là chương trình đào tạo đại học chính quy dành cho đối tượng là những người đã đi làm. Chương trình học này giúp cho những người đã đi làm có được cơ hội học tập mà vẫn có thể tiếp tục công việc hiện tại của mình.
Mục đích của chương trình đại học tại chức là đào tạo, rèn luyện, cung cấp và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các bạn học viên ở những lĩnh vực nhất định. Đây cũng là cơ hội giúp cho những người đi làm có thể sở hữu tấm bằng đại học, có cơ hội thăng tiến, làm việc ở những vị trí cao hơn.
2. Giá trị của bằng đại học tại chức
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quy định về giá trị của các loại bằng tốt nghiệp đại học theo những hệ đào tạo khác nhau. Về cơ bản, bằng đại học hệ tại chức và hệ chính quy có giá trị tương đương nhau. Đây đều là bằng chứng, chứng nhận về năng lực, kiến thức, kỹ năng của các bạn học viên trong các lĩnh vực cụ thể mà họ theo đuổi. Tại các công ty, các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước hoặc cơ quan nhà nước, tấm bằng đại học theo 2 hình thức này đều được coi trọng như nhau.
So sánh về sự khác biệt giữa 2 hệ đào tạo này chúng ta có thể thấy hệ tại chức sẽ có quy trình tuyển sinh đầu vào và hình thức học tập khác so với hệ chính quy. Để tạo cơ hội cho những người vừa đi học, vừa đi làm hệ tại chức sẽ cho phép người học có giờ học tập linh hoạt, có thể học học buổi tối, học cuối tuần, bán thời gian và đôi khi có thể là hình thức học tập từ xa.
3. Có nên học tại chức hay không?
Để có thể trả lời cho câu hỏi có nên học tại chức hay không thì chúng ta hãy cùng điểm qua những ưu điểm, nhược điểm của hình thức học này nhé.
3.1 Ưu điểm
Với những bạn đã có cho mình một công việc ổn định tuy nhiên bạn lại đang muốn nâng cấp bản thân, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn thì chương trình đại học hệ tại chức sẽ mang lại cho các bạn rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
- Thời gian học linh hoạt: Tùy theo các hình thức học tập của từng đơn vị đào tạo tại chức khác nhau, các bạn học viên có thể tự mình sắp xếp thời gian tham gia học tập một cách linh hoạt, thậm chí các bạn có thể học cả vào các buổi tối trong tuần hoặc những ngày cuối tuần sao cho phù hợp với thời gian biểu của bản thân.
- Cơ hội nghề nghiệp: Khi theo học chương trình đại học tại chức, các bạn cũng ngày càng có nhiều cơ hội thăng tiến lên các cấp cao hơn như quản lý, giám đốc,… bởi trong quá trình học tập các bạn cũng đã được trang bị nâng cao hệ thống kiến thức, kỹ năng phù hợp để phát triển công việc. Bằng cấp tốt nghiệp cũng hỗ trợ các bạn không ít trong khía cạnh này.
- Chương trình học rút gọn: Vì chương trình học này phần lớn dành cho những đối tượng vừa học vừa làm nên hệ thống bài giảng của hệ tại chức sẽ được tập trung nhiều vào các kiến thức trọng tâm, quan trọng. Từ đó sẽ giúp các bạn có thể tối ưu hoá thời gian học tập.
- Giá trị bằng đại học: Bằng tốt nghiệp đại học tại chức cũng có giá trị tương đương với bằng đại học hệ chính quy.
3.2 Nhược điểm
Chương trình đại học tại chức tuy có nhiều ưu điểm kể trên, nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm về phương diện tuyển sinh cũng như về hình thức học, cụ thể phải kể đến như:
- Không được coi trọng: Mặc dù theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, bằng tốt nghiệp tại chức có giá trị tương đương so với hệ chính quy, nhưng cũng còn có nhiều người vẫn cho rằng học hệ tại chức thì lượng kiến thức nhận được thấp hơn so với chương trình đào tạo chính quy.
- Thiếu chất lượng: Việc các bạn học viên vừa học vừa làm sẽ khiến các bạn không thể cân bằng giữa công việc và học tập. Chẳng hạn khi các bạn dành thời gian, tập trung vào việc học nhiều hơn thì có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho công việc và ngược lại.
- Thiếu cơ sở giảng dạy: Hệ đại học tại chức không có nhiều cơ sở đào tạo tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống tuyển sinh cũng như chất lượng của đội ngũ giảng viên cũng là vấn đề khiến nhiều người còn đắn đo khi quyết định lựa chọn.
3.3 Có nên học tại chức không?
Có nên học tại chức hay không vẫn là câu hỏi khiến nhiều người còn phân vân, suy nghĩ? Nếu như bạn thuộc những trường hợp sau thì có thể cân nhắc việc đăng ký học tại chức:
Bạn muốn rút ngắn thời gian và chi phí: Khi tham gia học tại chức các bạn có thể vừa học, vừa đi làm, thời gian học cũng sẽ được rút ngắn xuống. Nếu như với hệ đại học chính quy các bạn phải bỏ ra 4 năm để theo học thì với đại học tại chức các bạn chỉ cần khoảng 2 năm để hoàn thành xong chương trình đào tạo.
Muốn vừa tích lũy kinh nghiệm làm việc: Nếu như bạn muốn tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân lại vừa nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn thì hình thức này cũng tương đối phù hợp.
4. Chương trình đại học từ xa
Nếu như bạn muốn vừa đi học mà vẫn có thể đi làm, ngoài hệ đại học tại chức ra, bạn có thể tham khảo thêm chương trình đại học từ xa. Với hình thức đào tạo này, các bạn sẽ học đại học qua hệ thống học tập trực tuyến hiện đại. Thời gian học tập linh hoạt lại tiết kiệm được nhiều chi phí cũng là một ưu điểm cần kể đến.
Không chỉ vậy, với đội ngũ giảng viên nhiệt tình, chất lượng, giàu kinh nghiệm, bài giảng luôn được cập nhật kịp thời để phù hợp với sự phát triển của xã hội thì chắc chắn khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng vững chắc để có thể gia nhập thị trường lao động trẻ, hiện đại và không ngừng đổi mới như hiện nay.
Sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn sẽ nhận được bằng tốt nghiệp đại học. Tấm bằng này có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy, được nhà nước công nhận về giá trị và phạm vi sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Các bạn có thể tham khảo một số trường đại học tổ chức chương trình đào tạo từ xa uy tín nhất tại khu vực phía bắc hiện nay như:
- Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU)
- Đại học Thái Nguyên (TNU)
- Trường Đại học Mở Hà Nội (EHOU)
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT)
- Học viện Tài chính (AOF)
Hiện các trường đại học trên đã triển khai đào tạo từ xa với những ngành học như Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Luật kinh tế,…
Để biết thêm những thông tin cụ thể hơn về chương trình đào tạo đại học từ xa, các bạn có thể liên hệ ngay với Tuyển sinh online bằng cách để lại thông tin theo form bên dưới hoặc liên hệ theo hotline 0986.435.321 để đội ngũ tuyển sinh của chúng tôi có thể tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất nhé.